Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3

Cụ thể trong chuyến thăm cán bộ ngành y tại TP.HCM vào chiều ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19) gây ra, cho biết đã yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc bộ chuẩn bị các phương án để đón sinh viên học lại từ ngày 2/3.

Để chủ động đón sinh viên trở lại giảng đường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, khử trùng tất cả các giảng đường. Bộ cũng không khuyến khích sinh viên ngành y mang khẩu trang vào giảng đường, phải biết sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp.

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Lý giải về việc cho sinh viên các trường trực thuộc trở lại học sớm, Thứ trưởng chia sẻ với báo VietnamNet: Bộ yêu cầu sinh viên trường y trở lại giảng đường sớm là do việc giáo dục, tuyên truyền về tự bảo vệ bản thân cho sinh viên ngành y cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. 

Bộ Y tế chỉ đề xuất việc cho học sinh trở lại học đối với các trường thuộc phạm vi bộ quản lý, riêng với những trường đại học khác trực thuộc các bộ, ngành khác có thể căn cứ vào đề xuất của Bộ Y tế để cân nhắc việc cho sinh viên đi học lại.

Cũng chia sẻ với VietnamNet, ông Sơn cho biết Bộ Y tế tôn trọng ý kiến các địa phương về  đề xuất cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3: " Việc đề xuất căn cứ vào tình hình phòng, chống dịch và cách ly tại địa phương. Căn cứ vào việc chuẩn bị các trang, thiết bị phòng, chống bệnh khi cho học sinh đi học trở lại. Do đó, quyết định cho học sinh nghỉ hay trở lại trường thì Chủ tịch UBND các địa phương mới là người quyết định ".

Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Y tế:

Trường Đại học Y Hà Nội;

Trường Đại học Dược Hà Nội;

Đại học Y dược TP.HCM;

Trường Đại học Y dược Hải Phòng;

Trường Đại học Y dược Thái Bình;

Trường Đại học Y dược Cần Thơ;

Trường Đại học Y tế công cộng;

Trường Biên dịch Đại học điều dưỡng Nam Định;

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam;

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương;

Trường Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc

Ngày 14/8/1987, cảnh sát Úc tìm thấy 7 đứa trẻ mặc đồng phục, tóc nhuộm vàng và cắt ngắn; đứng tập trung trên khu đất khoảng 5 mẫu ven hồ Eildon. Chúng đang tập bài yoga buổi sáng, hoàn toàn bị vây lấy bởi hàng rào kẽm gai và những tán cây dày đặc.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 1.

Những đứa trẻ trong giáo phái "The Family"

Cảnh sát xông vào, khiến bọn trẻ bàng hoàng vì tiếng động mạnh phía cầu thang. Đám trẻ nhanh chóng được đưa đi khỏi căn nhà u ám. Sự kiện này khiến Ben Shenton, 15 tuổi - một trong những nạn nhân - mất thời gian dài mới có thể lý giải được. 

Trước đó, thế giới của cậu được định hình bởi Anne Hamilton-Byrne - một phụ nữ rạng rỡ làm nghề huấn luyện viên yoga. Nhưng cảnh sát tin chắc đằng sau vỏ bọc đó, Anne đã kết nạp hàng loạt tín đồ vào dị giáo The Family (Gia Đình). Nhiều nạn nhân bị thuyết phục rằng bà ta chính là hóa thân của Chúa - có trách nhiệm dẫn dắt những người sống sót sau ngày tận thế đang đến gần!

Giáo phái mang tên "Gia đình" nhưng hủy hoại cuộc đời con trẻ, bạo hành thể xác lẫn tinh thần

Ben và những đứa trẻ khác xem Anne như mẹ của mình. Bà dạy chúng tránh xa khỏi người ngoài bằng cách tuân thủ giáo điều "Không thấy, Không nghe, Không biết".  "Nếu lỡ có tiếp xúc với người ngoài, chúng tôi sẽ bị kiểm tra xem có tiết lộ chuyện cơ mật gì hay không" - Ben nhớ lại.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 2.

Anne - nữ huấn luyện viên yoga sành điệu nhưng cất giấc một tâm hồn "ác quỷ"

Những tòng phạm với Anne được gọi là "dì". Các dì sẽ giúp trông chừng lũ trẻ. Tất cả họ đều thức dậy lúc 5 giờ sáng trong phòng ký túc xá và tuân theo lịch trình bất biến: tập yoga, ngồi thiền, học bài, tập yoga, ngồi thiền, làm bài rồi đi ngủ. Mặc dù chỉ có vài đứa trẻ được cảnh sát giải cứu năm 1987, từng có thời điểm dị giáo The Family quy tụ hơn 28 môn sinh.

Tuy quản lý The Family bằng những thủ đoạn tàn nhẫn và tinh vi nhưng Anne vẫn để lộ sơ hở. M ột đứa trẻ tên Sarah bị đuổi khỏi giáo phái do có hành vi nổi loạn. Với sự hỗ trợ của thám tử tư, Sarah đã đóng vai trò lớn trong việc khiến cảnh sát chú ý rồi mở cuộc đột kích vào ngôi nhà của dị giáo.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 3.

Từng có một giáo phái bí mật quanh hồ Eildon này (Ảnh: Getty)

Mặc dù có tên là "Gia đình", giáo phái của Anne không có đặc điểm nào giống vậy.  Lũ trẻ bị bắt ăn uống kiêng khem và thường xuyên chịu trừng phạt. Các "dì" tra tấn chúng bằng nước, đánh roi, cho nhịn đói vài ngày hay ép hơ ngón tay trên nến; trong khi đó, Anne trực tiếp đánh đập bọn trẻ bằng giày cao gót. "Chứng kiến những cảnh tượng như vậy là đủ để gây ra những vết sẹo vĩnh viễn trong tâm hồn" - Ben nói. Bầu cảm xúc bao quanh ngôi nhà là "một nỗi sợ trần trụi". 

Thời khắc tự do hiếm hoi mà lũ trẻ có được là khi vào thư viện. Ben đọc về các trại tập trung thời Thế chiến II và nhận ra sự tương đồng giữa biện pháp giam cầm đó với cuộc sống của cậu.

Tuy nhiên sống lâu trong cái khổ, bọn trẻ không hề có ý định phản kháng. Giống như Ben sau này đã chiêm nghiệm: "Khi họ tạo ra Biên dịch một thực tế duy nhất cho những đứa trẻ, chúng tôi không có căn cứ gì để so sánh. Không có một thế giới quan nào khác để kiểm chứng". May thay, cuộc đời luẩn quẩn, tù tội và khổ sở cuối cùng đã được cảnh sát giải cứu.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 4.

Ben Shenton đứng bên phải, hàng trên

Nằm trên giường vào đêm đầu tiên rời khỏi hồ Eildon, Ben suy ngẫm về những điều đã nói với cảnh sát. Liệu cậu có lỡ thốt ra điều gì gây rắc rối cho mình? Chợt cậu nhận ra rằng: sao cũng được, cậu không cần phải trở về với Anne nữa!  "Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi nhận thức là mình tự do" - Ben nói.

Một thế giới khác, và hành trình "tái sinh" từ năm 15 tuổi của Ben Shenton

Ben hiểu rằng mẹ của cậu không phải là Anne. Mẹ của cậu là Bà-Dì-Đáng-Ghét trong giáo phái tên là Joy (Niềm vui). Những đứa trẻ khác cũng chẳng phải là anh em, hầu hết là con của các "dì" trong giáo phái hay trẻ mồ côi. Và dĩ nhiên, sự thật rõ ràng nhất chính là Anne không phải hiện thân của Chúa và cũng chẳng có ngày tận thế nào cả.

"Lúc đó tôi đã tự nghĩ rất nhiều: Thế giới này, thế giới mà tôi đang sống, luật lệ của nó như thế nào? Tôi có vai trò gì ở đây?" - Ben trăn trở.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 5.

Ben ngay sau khi được giải thoát khỏi dị giáo giam cầm cậu suốt 15 năm

Ở trường học, cậu vật lộn để hòa hợp. Khi một trong 3 anh chàng "xịn" nhất cố kéo cậu vào nhóm bạn của mình, Ben lùi lại. Tất cả những đứa trẻ từng ở trong dị giáo The Family đều có dấu hiệu né tránh và không thích kết bạn.

Nhưng cứ như vậy thì rất khó để Ben hòa vào môi trường mới. Cậu chua chát nghĩ: "Một khi kết bạn với ai đó, bạn phải có xuất thân tương đồng hay có cùng mối quan tâm. Tôi chẳng tìm thấy điểm chung với ai cả". 

Ben từng có dấu hiệu trầm cảm và nuôi ý định tự sát, và đột nhiên "bùng nổ" vào đêm cắm trại năm 1988. Cậu òa khóc khi giáo viên đến bên cạnh, nhưng thầy/cô đã trấn an cậu: "Phải từ từ thôi. Em sẽ học được cách tìm thấy sự liên quan với những người khác. Bọn họ đã biết nhau từ trước. Họ vốn cởi mở, nhưng em cần phải nỗ lực học chuyện đó".

Ben ghi nhớ lời khuyên. Cậu học cách mọi người hành xử, phân tích hệ quả do hành động của họ mang lại và đưa ra những kiến giải. Cùng lúc, Ben rời khỏi trại mồ côi và đến gia đình nhận nuôi. Cậu dần cảm thấy một mái ấm mà mình thuộc về trên thế giới này - một thế giới từng bị Anne tước đoạt. Cuối cùng, Ben đã có thể kết hôn, xin việc ở IBM và làm ở đó suốt 22 năm nay. Đến hiện tại, hai người con của Ben cũng tròn 18, 20 tuổi.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 6.

Ben thời ở trung học

Trong suốt quá trình "tái hòa nhập", Ben ngày càng thân thiết với bà ngoại - người thường xuyên ghé nhà bố mẹ nuôi để thăm cậu. Còn mẹ cậu - Joy - đã ra nước ngoài sinh sống. Năm 2006, Ben vô tình gặp lại mẹ ở nhà bà ngoại.  "Đừng bao giờ xuất hiện ở nhà tao. Tao sẽ đóng sầm cửa trước mũi mày đấy" - Joy nói thẳng.

Tuy nhiên Ben vẫn sẵn lòng tha thứ cho mẹ sau hai thập kỷ xa cách. "Bà ấy đã thề thốt với Anne là không giữ bất kỳ liên hệ nào với tôi. Nhưng không có nghĩa rằng bà ấy không quan tâm hay khát khao được yêu thương".

Về phần Anne, bà ta và chồng   trốn ra nước ngoài trong 6 năm, bị FBI bắt vào tháng 6/1993 ở New York. Kế đó, hai vợ chồng bị dẫn độ về Úc và bị buộc tội âm mưu lừa gạt, khai man khi đăng ký khai sinh ba đứa trẻ không có quan hệ huyết thống là con ruột. Họ  nhận tội khai man và bị phạt 10.000 USD, các tội danh khác không đủ bằng chứng cấu thành. Anne qua đời hồi tháng 6 ở tuổi 97, sau một thời gian mắc bệnh đãng trí. Tính đến nay, bà ta là một trong những thủ lĩnh giáo phái khét tiếng nhất lịch sử tội phạm nước Úc.

"Nhìn thấy Anne thốt ra những lời dối trá, duy trì chúng và hủy hoại cuộc đời của nhiều đứa trẻ... Tôi không thể nào tha thứ cho bà ta" - Ben nói. Tuy nhiên anh vẫn muốn hướng về tương lai thay vì chôn vùi bản thân trong bóng ma quá khứ. 

Anne và chồng hầu tòa ở Úc năm 1993 (ảnh trái) và nữ thủ lĩnh dị giáo khét tiếng lúc về già (Ảnh: Getty, News)

Nhìn lại những nạn nhân ngày nào với những thương tổn khó lành - cả về thể xác lẫn tinh thần; Ben tự nhận mình may mắn khi có công việc ổn định, một mái ấm bình thường và giản dị...

Ben Shenton giờ đã 47 tuổi, điều hành một tổ chức tên là Cứu Gia đình, chia sẻ những bài học rút ra từ trải nghiệm của mình. Bằng cách nêu bật những phương pháp tiêu cực thường được sử dụng để nuôi dạy trẻ em, Ben hy vọng sẽ bảo vệ được thế hệ tương lai khỏi nghiện ngập và trầm cảm. "Mục tiêu của tôi là giải thích cho mọi người mục đích của một gia đình là gì" - Ben nói.

"Tôi luôn nhớ về từng sự kiện đã xảy ra và ngẫm nghĩ tại sao chúng lại xảy ra. Mọi thứ đều có mục đích nhất định. Dù sao đi nữa, tôi lấy thước đo quan điểm của mình dựa trên thế giới thực tại" , thay vì một thế giới tàn bạo và hư ảo do Anne Hamilton-Byrne dựng nên. 

(Theo BBC - Ảnh: BBC, Getty)

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: "Chồng người ta" chưa bao giờ làm chị em thất vọng

Hai tuần sau đám cưới, Duy Mạnh và Quỳnh Anh vẫn chưa thể có tuần trăng mật lãng mạn do Duy Mạnh còn đang bận bịu với lịch tập luyện và thi đấu giao hữu cùng CLB Hà Nội. Bù lại, anh chàng được sống trong không khí của tổ ấm mới và tỏ ra rất biết cách chiều chuộng vợ. 

Khi ra ngoài, Mạnh "gắt" hào phóng chi tiền để vợ mua sắm hàng hiệu giải khuây, đưa vợ đi ăn uống ở những địa điểm nổi tiếng. Lúc về nhà, anh chàng lại chăm vợ khéo ra phết, xứng đáng điểm 10 đấy nhé.

Điều này được Quỳnh Anh chia sẻ trên Instagram cá nhân mới đây. Nhân lúc Duy Mạnh đang chăm chú lấy từng thìa sữa bột để pha cho vợ uống, Quỳnh Anh đã Biên dịch chụp ảnh lại và hạnh phúc khoe lên mạng xã hội để chị em cùng ngưỡng mộ. 

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: Chồng người ta chưa bao giờ làm chị em thất vọng - Ảnh 1.

Quỳnh Anh hạnh phúc khi được chồng chăm sóc.

Muốn biết khái niệm "chồng nhà người ta" được định nghĩa như thế nào thì cứ nhìn Duy Mạnh là ra các nàng nhỉ. Chàng cầu thủ quốc dân hằng ngày vẫn chăm chỉ làm việc, kiếm tiền giỏi, nổi tiếng khắp cả nước ấy trở về nhà lại hoá người chồng bình thường, quan tâm và chăm sóc cho vợ chu đáo thế này. 

Duy Mạnh và Quỳnh Anh làm đám cưới linh đình khắp vùng vào ngày 9/2/2020. Đám cưới là kết quả tốt đẹp của 4 năm yêu nhau. Quỳnh Anh tiết lộ mỗi lần cãi nhau, Duy Mạnh sẽ là người làm lành và an ủi người yêu trước. Khi yêu, anh chàng đã luôn cố gắng đem những điều tốt đẹp nhất mình có thể làm được để dành tặng bạn gái. Chưa biết tương lai thế nào nhưng hiện tại Quỳnh Anh quả thực là cô vợ rất may mắn khi có được Duy Mạnh đúng không nào.

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: Chồng người ta chưa bao giờ làm chị em thất vọng - Ảnh 2.

HI BYE, MAMA! tập 1 lên sóng: "Mẹ ma" Kim Tae Hee suýt hại con gái mất mạng vì mãi không chịu "đầu thai"

Tiếp nối khung giờ của Crash Landing on You (Tình Yêu Hạ Cánh), tập 1 của Hi Bye, Mama! (Chào, Tạm Biệt Mẹ) lên sóng đã giới thiệu cho khán giả về câu chuyện đặc biệt mà bộ phim sẽ mang đến trong những tập tiếp theo.

Tập 1 Hi, Bye Mama! đã lên sóng.

Mở đầu bộ phim, người xem dễ dàng nhận ra rằng người mẹ Cho Yoo Ri ( Kim Tae Hee ) vốn là một hồn ma xinh đẹp, tính tình tươi sáng, giàu tình yêu gia đình. Hồn ma này hiện đang “chung sống” cùng người chồng bác sĩ Jo Kang Hwa (Lee Kyu Hyung), đứa con gái Jo Seo Woo và cô vợ thứ Go Bo Geol (Oh Min Jung). Dẫu biết bản thân chỉ là một thực thể vô hình vô ảnh nhưng Cho Yoo Ri vẫn sinh hoạt như một thành viên thật sự của gia đình, dõi theo từng bước đi của cô con gái và không ít lần phàn nàn với chồng về sai sót của người vợ bé. Chỉ cần đến đây chúng ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của “bà mẹ ma” dành cho gia đình nhỏ bé kia.

Cho Yoo Ri từng có một gia đình Biên dịch hạnh phúc bên người chồng hết mực thương yêu mình.

Giờ cô chỉ là một hồn ma ngắm nhìn con gái được chăm sóc bởi mẹ kế.

Dù không ai thấy mình nhưng Cho Yoo Ri vẫn luôn vui đùa, yêu thương con.

Bên cạnh đó, mỗi nhà tang lễ đều có 1 vị thần chết cai quản, đốc thúc các hồn ma còn vương vấn trần thế nhanh chóng thực hiện nguyện vọng để được siêu thoát, đầu thai chuyển kiếp. Tại nơi cất giữ tro cốt của Cho Yoo Ri, thần chết chính là bà cô mập đầy hài hước Midongdeak. Dù bề ngoài chanh chua, hung dữ nhưng bà ta vô cùng thấu hiểu cho bà mẹ của chúng ta. Mặc cho Cho Yoo Ri không tiếc lời châm chọc, Midongdeak vẫn luôn quan tâm, không ít lần cảnh cáo cô nàng phải rời xa con vì: “Sinh khí trẻ con rất yếu”. Thế nhưng mặc cho lời dặn của thần chết, Cho Yoo Ri vẫn bám theo con mình không kể ngày đêm.

Cho Yoo Ri nhất quyết không siêu thoát vì muốn ở lại bên con mình.

Kể từ khi Jo Seo Woo sinh ra, cô chưa từng rời xa con gái.

Thế nhưng lời cảnh báo ấy quả không sai. Vào sáng tiếp theo sau ngày sinh nhật 6 tuổi của Jo Seo Woo, cô bé bỗng tỉnh dậy, tiến về phía Cho Yoo Ri như tiến về một người bình thường. Thậm chí khi gần chạm phải cô nàng, Jo Seo Woo còn né sang một bên, khiến người mẹ đã khuất vô cùng bàng hoàng sợ hãi. Theo như Midongdeak giải thích, do sinh khí trẻ con rất yếu lại có một hồn ma kề cận hàng ngày nên cô bé dần thích nghi và nhìn thấy được những gì người bình thường không thể. Thứ siêu năng lực tưởng thần kì này sẽ dẫn đến không ít nguy hiểm cho Jo Seo Woo, khi một đứa trẻ lúc bấy giờ vẫn không thể nhận thức đâu là ma, đâu là người.

Jo Seo Woo bỗng nhìn thấy được Cho Yoo Ri.

Cô bé thậm chí còn trò chuyện cùng cô.

Vì không phân biệt được đâu là ma, đâu là người nên cô bé gặp phải nguy hiểm.

Sau khi Jo Seo Woo, vì nhìn thấy hồn ma mà vô tình mắt kẹt trong tủ đông, dẫn đến nguy hiểm tính mạng, Cho Yoo Ri gần như suy sụp. Cô đau đớn vì nghĩ rằng bản thân là nguyên nhân khiến cho con gái gặp phải nguy hiểm. Trong phút giây tuyệt vọng, Cho Yoo Ri không ngớt lời mắng chửi ông trời. Để rồi sau tiếng sấm sét nổ vang trời, phép màu xuất hiện, Cho Yoo Ri bỗng trở lại hình hài con người - hình hài mà bất kì ai có thể nhìn thấy. Từ đó dẫn đến những tình huống đầy éo le dần xuất hiện.

Cho Yoo Ri đau đớn nghĩ rằng mình đã khiến cho con gặp nguy hiểm.

Phép màu xảy ra, cô một lần nữa tái sinh, trở về với hình hài con người.

Hi Bye, Mama! kết thúc tập 1 khi đã hoàn thành trách nhiệm giới thiệu dàn nhân vật cũng như nội dung bộ phim đến với người xem. Tuy không sở hữu những khoảnh khắc cao trào, kịch tính, hấp dẫn nhưng với nội dung thú vị, đánh trúng tâm lý khán giả đa phần ham thích chủ đề gia đình, cùng với sự tiến bộ trong diễn xuất của nữ diễn viên Kim Tae Hee, đây hẳn là một lựa chọn thú vị để khán giả cân nhắc tìm đến cho thời gian này.

Thăm dò ý kiến

Bạn đã xem Hi, Bye Mama! chưa?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Hi Bye, Mama phát sóng vào 19h00 (giờ Việt Nam) thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần trên kênh tvN và có mặt ngay sau đó trên Netflix.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Báo Hàn Quốc: "Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ"

Mới đây, FIFA đã công bố bảng xếp hạng tháng 1/2020 với khá ít sự thay đổi do không có nhiều trận đấu ở cấp độ ĐTQG diễn ra trong thời gian qua. Ở châu Á, Trung Quốc vẫn là đội bóng ở nhóm đầu với vị trí thuộc top 9 (hạng 76 thế giới). Tuy nhiên, những thành tích thất vọng ở vòng loại World Cup 2022 của ĐTQG và nhiều giải đấu ở cấp độ trẻ khác khiến CĐV Trung Quốc vẫn không có nhiều niềm tin với bóng đá nước nhà.

"Ngay cả khi lọt được vào top 50 thế giới đi chăng nữa thì có ý nghĩa gì chứ. Bảng xếp hạng này chẳng phải chìa khóa để giúp tuyển Trung Quốc thắng trận" , một người hâm mộ để lại bình luận trên bài viết của Sina Sport.

"Có lẽ Trung Quốc đứng hạng 11 châu Á thì hợp lý hơn. Ít nhất thì ở nhóm dưới cũng thấy Syria và Uzbekistan giỏi hơn Trung Quốc" , một CĐV khác đưa ra ý kiến.

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 1.

Bóng đá Trung Quốc vẫn đang ở trong hoàn cảnh khủng hoảng niềm tin khi ĐTQG chơi thất vọng ở vòng loại World Cup, đội U23 thất bại tại giải U23 châu Á 2020, trong khi đội U19 thậm chí còn không vượt qua được vòng loại giải châu lục.

Trong khi đó, cách đây ít ngày tờ Newspim của Hàn Quốc cũng có bài viết về bóng đá Trung Quốc, nơi chưa có được vị thế tương xứng với số tiền khổng lồ được đầu tư.

Đặc biệt, tờ báo Hàn Quốc nhắc đến Việt Nam như một ví dụ để cho thấy sự vươn lên của những nền bóng đá không quá mạnh về tiềm lực tài chính, miễn là có kế hoạch phù hợp với tiềm năng của mình.

"Trung Quốc là một quốc gia lớn với dân số cả tỷ người. Nền thể thao của họ rất mạnh, với nhiều môn dẫn đầu châu Á như bóng bàn, bóng rổ… Tuy nhiên trong bóng đá, mọi thứ dường như không thuận lợi với người Trung Quốc" , tờ Newspim mở đầu bài viết.

"Họ có nguồn lực rất lớn, thế nhưng bóng đá Trung Quốc vẫn chưa thể thức dậy. Nhìn sang hàng xóm thì có lẽ họ sẽ phải cảm thấy lo sợ sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam.

Thực ra ngay ở trận đấu giữa U22 Trung Quốc và U22 Việt Nam hồi năm ngoái, mọi việc đã được thể hiện phần nào khi HLV Park Hang-seo không gặp nhiều khó khăn để đánh bại đội bóng của HLV Guus Hiddink".

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 2.

Tờ báo Hàn Quốc tiếp tục phân tích: "Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đó, nhưng có thể thấy sự hài hòa đang là điều mà bóng đá Trung Quốc không có được. Bóng đá là môn thể thao tập thể, nhiều vị trí kết hợp với nhau để tạo ra một đội bóng mạnh. Và việc định hướng chơi ở vị trí nào cho mỗi cầu thủ từ bước đào tạo là rất quan trọng.

Tiền vệ là cầu thủ kết nối giữa phòng ngự và tấn công, phải xoay sở ở khắp mặt sân trong suốt 90 phút. Anh ta cần có sức bền như một VĐV marathon. Các tiền đạo thì cần khả năng tì đè tốt để không bị đối phương lấn lướt; còn hộ công thì chơi rộng và cần linh hoạt trong việc di chuyển, có tốc độ tốt xâm nhập vòng cấm. 

Nói chung, mỗi vị trí trên sân cần một điểm mạnh riêng. Ngoài định hướng từ nhỏ, việc đào tạo, chăm sóc y tế để cầu thủ có được khả năng cần thiết cho vị trí thi đấu của mình cũng là điều quan trọng không kém.

Nhìn vào các đội bóng của Hàn Quốc, ngay cả bóng đá học đường cũng đang làm tốt việc này, khi HLV nhìn ra vị trí phù hợp với cầu thủ, chứ không phải cứ to cao thì đá tiền đạo, chạy nhanh thì dạt biên. Trình độ các HLV của chúng ta đã tăng lên rất nhiều.

Trong khi đó, ĐT Trung Quốc thường có những cầu thủ chơi ở vị trí không phù hợp với đặc điểm thể chất của họ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng kỹ năng và có thể tăng nguy cơ chấn thương".

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 3.

Hiddink hay Capello đều là những HLV nổi tiếng thế giới, tuy nhiên họ vẫn thất bại và rời Trung Quốc với nhiều thất vọng.

Tiếp tục câu chuyện về việc cần tạo ra nền tảng tốt thì mới có thể thành công trong bóng đá, cây viết của tờ Newspim lại nhắc đến trường hợp của HLV Guus Hiddink.

"Hiddink đã đưa ĐT Hàn Quốc vào đến bán kết World Cup 2002. Park Ji-sung, Song Jong-guk, Kim Nam-il và Lee Young-pyo là những cầu thủ góp công lớn để tạo ra phép màu đó, nhưng cũng đừng quên họ đều là những tài nguyên đã được HLV người Hàn Quốc Huh Jung-moo phát hiện và đào tạo từ trước. Đó chính là cơ sở để Hiddink đạt được thành công.

Còn khi Hiddink đến làm việc ở Trung Quốc, mọi việc đã rất khác. Ông ấy không tạo ra được dấu ấn nào và đã phải rời đi. "Phép thuật" của Hiddink tại World Cup 2002 trên thực tế được tạo ra bởi nền tảng đã được gây dựng từ trước của bóng đá Hàn Quốc. Không có nền tảng, chúng ta không thể tạo nên điều gì cả" , tờ báo Hàn Quốc kết lại.

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 4.